Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Tổ chức gỗ nhiệt đới thế giới (ITTO) và ngành Lâm nghiệp Việt Nam


Tổ chức gỗ nhiệt đới thế giới (ITTO) và ngành Lâm nghiệp Việt Nam

  Tổ chức gỗ nhiệt đới thế giới (ITTO) ra đời cách đây 1/4 thế kỷ, mục tiêu của ITTO là thúc đẩy quản lý và kinh doanh rừng bền vững tại các nước nhiệt đới, chứ không phải chỉ thuần túy buôn bán gỗ. Nhiều tổ chức quốc tế và cộng đồng các nhà tài trợ đã bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam, với vị thế là nước có tài nguyên rừng nhiệt đới quan trọng và đang nổi lên như là nước xuất khẩu đồ mộc lớn của thế giới, cho đến nay, vẫn chưa phải là thành viên ITTO.


Sự ra đời của ITTO
ITTO là một tổ chức Liên chính phủ, được thành lập năm 1986, dưới sự bảo trợ của UNTAD, có trụ sở đặt tại Yokohama, Nhật Bản, với Ban thư ký gồm hơn 40 người. ITTO hiện có 60 nước thành viên.  Các hoạt động của ITTO do Ủy ban gỗ nhiệt đới (ITTC) và các ủy ban khác điều hành.

Chức năng chính của ITTO là thúc đẩy bảo tồn và quản lý, sử dụng, buôn bán bền vững sản phẩm rừng nhiệt đới. Như vậy, ITTO chủ yếu quan tâm tới đầu tư “đầu vào” cho rừng, chứ không phải chỉ là thị trường “đầu ra” của rừng.
Các quốc gia muốn gia nhập ITTO cần phê chuẩn Hiệp định gỗ nhiệt đới thể giới (ITTA), có hiệu lực từ 2006 và làm đơn gửi Liên hiệp quốc xin gia nhập ITTO thông qua con đường ngoại giao


    ITTO có 33 nước thành viên có sản phẩm gỗ nhiệt đới, phân bố cụ thể như sau:  

  
Châu Phi
Châu Á
Châu Mỹ La tinh
Cameroon
Căm-pu-chia
Bolivia
CH Trung Phi
Fiji
Brazil
Công
Ấn Độ
Colombia
Cote d’lvoire
Indonesia
Ecuador
CHDC Congo
Malaysia
Guatemala
Gabon
Myanmar
Guyana
Ghana
Papua New Guinea
Honduras
Liberia
Philippine
Mexico
Nigeria
Thái Lan
Panama
Togo
Vanuatu
Peru


Suriname


Trinidad & Tobago


Venezuela

Các thành viên là các nước tiêu thụ gỗ nhiệt đới bao gồm:
Úc
Đức
Na-Uy
Áo
Hy Lạp
Ba Lan
Bỉ
Ireland
Bồ-đào-nha
Canada
Ý
Thụy Điển
Trung Quốc
Nhật Bản
Thụy Sỹ
Đan Mạch
Hàn Quốc
Anh
Ai Cập
Nepal
Mỹ
Phần Lan
Hà Lan
EU
Pháp
New Zealand

 Các thành viên ITTO sở hữu khoảng 80% tài nguyên rừng nhiệt đới thế giới và chiếm khoảng 90% khối lượng thương mại gỗ nhiệt đới.
Từ năm 1987 tới nay, ITTO đã tài trợ cho 750 dự án và các hoạt động khác nhau, với tổng kinh phí trên 300 triệu USD. Các nhà tài trợ chính của ITTO bao gồm Nhật Bản, Thụy Sỹ, Mỹ, Đức… Trong số này, Nhật Bản và Đức là hai nhà tài trợ lớn, đã và đang dành ưu tiên sử dụng vốn ODA cho ngành lâm nghiệp Việt Nam.  
        Hoạt động của ITTO
Các hoạt động của ITTO hiện đang tập trung  vào mục tiêu giảm mất rừng và suy thoái rừng để tăng cường các dịch vụ môi trường rừng, với nhiều dự án cụ thể tại các nước như: Quản lý rừng tại vùng tam giác liên biên giới Thái Lan - Cam-pu-chia - Lào,  xây dựng mô hình quản lý rừng thứ sinh tại Trung Quốc, xây dựng chính sách lồng ghép chăn thả gia súc để quản lý rừng bền vững tại Ấn Độ, sản xuất cây giống hỗ trợ trồng rừng bền vững bằng các loài cây bản địa với sự tham gia của các cộng đồng ở Ba-li, Indonesia, bảo tồn đa dạng sinh học thông qua quản lý rừng bền vững tại Malaysia, bảo tồn nội vi (in-situ) và ngoại vi (ex-situ) cây gỗ tếch để quản lý rừng bền vững ở Myanmar, phục hồi rừng tại các vùng bị tác động của sóng thần ở Thái Lan
Trong lĩnh vực quản lý rừng, ITTO đã xây dựng các bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cụ thể sau đây:
-          Quản lý bền vững rừng tự nhiên nhiệt đới;
-          Trồng và quản lý bền vững rừng trồng nhiệt đới;
-          Quản lý cháy rừng tại các vùng rừng nhiệt đới;
-          Các tiêu chí và chỉ số quản lý bền vững rừng tự nhiên nhiệt đới;
-          Các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số của ATO/ITTO áp dụng cho quản lý bền vững rừng tự nhiên nhiệt đới ở châu Phi;
-          Tái tạo và quản lý rừng thứ sinh và rừng nghèo kiệt;
-          Tài liệu hướng dẫn của ITTO/IUCN về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các khu rừng sản xuất gỗ nhiệt đới.
Ngoài ra, với đội ngũ đông đảo các chuyên gia quản lý rừng và thương mại lâm sản, ITTO thường xuyên cập nhật số liệu và phân tích xu hướng giá cả gỗ, sản phẩm gỗ và công bố tại các ấn phẩm: Báo cáo về thị trường gỗ nhiệt đới (2 số mỗi tháng), Cập nhật thông tin rừng nhiệt đới, Dịch vụ thị trường, Đánh giá hàng năm về gỗ thế giới, Tổng hợp các chương trình học bổng, Các chương trình chuyên đề của ITTO … và nhiều tài liệu chuyên sâu khác.
Nguồn tin : Tạp chí Gỗ Việt Số 21 - Tháng 10.2010 | Cập nhật 08/09/2012

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Công Ty CP Gỗ Minh Dương


Công Ty CP Gỗ Minh Dương được thành lập vào ngày: 12/12/2002 do Ông Dương Minh Chính làm chủ tịch Hội đồng thành viên. Đến ngày 11/12/2007 Cty TNHH Minh Dương đã được sở kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương cho phép chuyển đổi hình thức thành Công Ty Cổ Phần Gỗ Minh Dương theo giấy chứng nhận ĐKKD số 4603000403 do ông Dương Minh Chính làm chủ tịch hội đồng quản trị và ông Dương Minh Định làm tổng giám đốc, với số vốn điều lệ là 65.500.000.000 đồng.
Đăng kí kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực, nhưng ngay từ khi thành lập công ty đã chú trọng vào lĩnh vực chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Được sự hổ trợ, tư vấn cách thức tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng... từ các quốc gia và tổ chức có chuyên môn như chương trình hợp tác phát triển từ Hà Lan, Đan Mạch, Quỹ hỗ trợ Mê Kông,... Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng phát triển về quy mô, doanh thu và thị trường tiêu thụ.

Hiện nay Công ty chuyên về sản xuất, chế biến, gia công đồ gỗ nội thất gia dụng xuất khẩu làm từ nguyên liệu gỗ cao su, và các loại gỗ nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng.

Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và khu vực Tây nam bộ. Là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía nam Việt Nam, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lớn nhất của cả nước. Đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của Việt nam.

Với đội ngũ Cán bộ quản lý, điều hành sản xuất là những người được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm lâu năm trong ngành sản xuất đồ gỗ, đã từng làm việc trong các công ty hàng đầu về lĩnh vực này ở Việt Nam. Vì thế sản phẩm của Công ty ngay từ bước đầu có mặt ở thị trường đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cả về kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng sản phẩm.

Từ năm 2005 đến 2009 Công ty đã quyết định mở rộng quy mô sản xuất bằng cách thuê và đầu tư thêm 3 nhà máy chuyên về sản xuất đồ gỗ
Nhà Máy Chế Biến Gỗ Tam Bình
Địa chỉ: Xã An Bình, H. Dĩ An, BD
Diện tích: 2.5 héc ta                    

Nhà Máy Chế Biến Gỗ Thành Dương
Địa chỉ:  Tân Hiệp, Tân Uyên,
Diện tích: 3 héc ta     
                                           
Nhà Máy Chế Biến Gỗ Chu Lai
Địa chỉ: Tam Hiệp, Núi Thành, Q.Nam
Diện tích: 6.5 héc ta

THỐNG KÊ NHÀ XƯỞNG
CÔNG TY MINH DƯƠNG
NHÀ MÁY TAM BÌNH
Năm
Số Xưởng
SL
Công Nhân
(Người)
DT
Nhà Xưởng
(m2)
DT
Nhà Kho
(m2
DT
Tổng Thể
(m2)
2002
2
250
 
 
 
2006
5
1.300
18.800
5.600
47.600
2007
6
1.650
21.400
8.600
56.000
2008
6
1.800
21.400
8.600
56.000
Năm
Số Xưởng
SL
Công Nhân
(Người)
DT
Nhà Xưởng
(m2)
DT
Nhà Kho
(m2
DT
Tổng Thể
(m2)
2005
2
350
9.000
6.000
28.000
2008
2
500
9.000
6.000
28.000
.     
.     

NHÀ MÁY THÀNH DƯƠNG
NHÀ MÁY CHU LAI
Năm
Số Xưởng
SL
Công Nhân
(Người)
DT
Nhà Xưởng
(m2)
DT
Nhà Kho
(m2
DT
Tổng Thể
(m2)
2009
2
380
11.600
3.000
30.000
.     
.     
Năm
Số Xưởng
SL
Công Nhân
(Người)
DT
Nhà Xưởng
(m2)
DT
Nhà Kho
(m2
DT
Tổng Thể
(m2)
2010
1
400
8.200
5.000
65.000
.     
.     
Chính thức hoạt động vào tháng 03/2005, nâng tổng số Công nhân của cả Công ty tính đến nay lên khoảng trên 2.300 công nhân và Doanh thu ước tính trên 2.000.000 USD/tháng. Đội ngũ công nhân là lao động trẻ, độ tuổi từ 18 đến 25 năng động, sáng tạo trong công việc, là yếu tố đem lại sự phát triển và góp phần vào sự thành công của công ty.

Công ty luôn chú trọng đến điều kiện và môi trường làm việc, đảm bảo sức khỏe, y tế cho người lao động. Thực hiện theo đúng chế độ, quy định pháp luật, luôn có ý thức bảo vệ môi trường chung, đang hướng dần đến mục tiêu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.

Công ty đã được Bộ Thương Mại Việt nam xếp vào 1 trong 50 Doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu của Việt nam, và được tặng bằng khen về danh hiệu:"Doanh nghiệp đạt thành tích cao trong xuất khẩu đồ gỗ".
Bằng khen DN xuất khẩu mạnh năm 2004
Bằng khen DN xuất khẩu mạnh năm 2005